1.1.            Lịch sử hình thành và phát triển thị trấn Sơn Lư:

Đầu thế kỷ XX, Sơn Lư là một trong tổng Tam Lư của huyện Quan Hóa gồm: Sơn Lư, Sơn Hà, thị trấn Quan Sơn (trước đây). 

Trước đây đặt theo tên làng: Làng Thượng Lư, Làng Trung Lư, Làng Sơn Lư. Trong đó Làng Sơn Lư (còn gọi là Mường Hạ) gồn có Bản Hạ, Bản Xum, Bản Lầu, Bản Lấm, Bản Păng, Bản Hiền, Bản Na Sài, lý trưởng làng là ông Tạo Lá (Bản Hạ) (Tên Lá còn có nghĩa là người con út trong gia đình).

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định bỏ cấp châu, phủ, tổng, mường thay tên gọi là huyện, xã. Lúc này ba làng Thượng Lư, Trung Lư, Sơn Lư được thành lập gọi là xã Tam Lư, có 29 bản: bản Lấm, bản Hạ, bản Păng, bản Bon, bản Hẹ, bản Sỏi, bản Tình, bản Hậu, bản Muống, bản Sại, bản Hát, bản Mò, bản Ngàm, bản Bôn, bản Hao, bản Hiềng, bản Kham, bản Phe, bản Cha Lung, bản Cha Lan, bản Pa, bản Hạ, bản Xum, bản Sát, bản Na, bản Lầu, bản Cha Lóc, bản Co Hương, bản Sại.

Năm 1966, thực hiện Quyết định số 98/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc chia tách xã Tam Lư Thành hai xã: Tam Lư và Sơn Lư thuộc huyện Quan Hóa.

Ngày 29/02/1988, thực hiện Quyết dịnh số 19/QĐ- HĐBT của Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng, nay là Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính và tiếp tục chia tách xã Sơn Lư thành 2 xã: Sơn Hà và Sơn Lư huyện Quan Hóa.

Ngày 18/11/1996 theo Nghị định số 72/CP của Chính phủ chia tách huyện Quan Hóa thành 3 huyện: Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát. Xã Sơn Lư thuộc huyện Quan Sơn.

Vào tháng 11 năm 2003 thực hiện Nghị định 131 của Chính phủ về việc thành lập thị trấn huyện Quan sơn trên cơ sở chia tách xã Sơn Lư thành Sơn Lư và thị trấn Quan Sơn.

Sau 15 năm chia tách xã Sơn Lư. Ngày 01/12/2019 thực hiện Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14, ngày 16 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị trấn Sư Lư huyện Quan Sơn trên cơ sở sáp nhập xã Sơn Lư và thị trấn Quan sơn thành thị trấn Sơn Lư.  Có tổng diện tích 54,02 km², dân số 5.366 người; 1.232 hộ, có 18 chi bộ và 486 đảng viên. Khu dân cư  gồm 11 bản, khu phố: Khu 1, Khu 2, Khu 3, Khu 4, Khu 5, Bản Păng, Bản Bon, Bản Hao, Bản Hẹ, Bản Sỏi, Bản Bìn;  có 23 cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn, có 01 trạm y tế, 05 trường học. Thị trấn Sơn Lư có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống là: Thái, Kinh, Mường và dân tộc Dao cùng chung sống, trong đó dân tộc Thái có 680 hộ với 2.766  khẩu, chiếm 51,7%,  dân tộc Mường có 178 hộ với 916 khẩu, chiếm 17%, dân tộc Kinh  367 hộ với 1.670 khẩu, chiếm 31%,  dân tộc Dao (khác) 7 hộ với 14 khẩu, chiếm 0,3%, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 7,39%, cận nghèo 21,27%, Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 38,0 triệu đồng/người/năm.

1.2. Đặc điểm tự nhiên của thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn, Thanh hóa.

1.2.1 Ví trí địa lý:

           Thị trấn Sơn Lư Có tổng chiều dài 17 km nằm dọc theo tuyến Quốc lộ 217; có vị trí địa lý (trung tâm)20015’41’’ độ vĩ Bắc; 104056’44’’ độ kinh Đông. Thị trấn Sơn Lư là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện Quan Sơn, là một thị trấn  thuộc vùng 30 a của Chính phủ, ngoài các khu phố còn các bản thuộc bản đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc chiếm  82% dân số.  Phía Bắc giáp xã Sơn Điện và huyện Quan Hóa;  phía Nam giáp xã Sơn Hà, Tam Lư và Tam Thanh;  phía Đông giáp xã Trung Thượng;  phía Tây giáp xã Sơn Điện.

1.2.2Địa hình đất đai.

Thị trấn Sơn Lư thuộc vùng núi cao bị chia cắt mạnh bởi sông Lò, các suối lớn và các dãy núi cao như núi Pha Phanh  thuộc bản  Hao, Núi Tin pha  thuộc bản Păng. Hướng núi thấp dần từ tây sang Đông, độ dốc trung bình từ 30-35, có nơi dốc đến 40 , đồng thời đây là hiện tượng gây nên sạt lở đất đá trong mùa mưa lũ, lượng mưa kéo dài trong nhiều ngày, nhiều giờ.

Từ cá nhóm đá mẹ kết hợp với khi hậu thời tiết đã hình thành nên đã hình thành nên các nhóm đất khác khau gồm đất: Feralit trên núi có màu vàng đến nâu vàng phổ biến trên địa bàn thị trấn; nhóm đất Halit trên núi cao phân bổ ở các điỉnh núi cao gần 800 m; nhóm đất Firalit biến đổi do trồng lúa (F1) phân bổ chủ yếu ở các ven đồi do khai hoang phục hóa; nhóm đất phù xa bồi tụ ven sông, ven suối phân bổ ở ven sông Lò, Suối tuoosp thuộc đất canh tác trồng lúa hoa mầu và nhóm đất dốc tụ chân đồi thich hợp với trồng màu, thương thực và trồng rừng.

Là  vùng núi cao, có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ che phủ rừng lớn, nên Thị trấn Sơn Lư thuộc đặc trưng của vùng khí hậu miền núi Thanh Hóa. Chế độ khí hậu hình thành hai mua rõ rệt, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 1 âm lịch năm sau giá lạnh – lượng mưa thấp. Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10 nắng nóng – mưa nhiều, chuyển tiếp giữa hai mùa này là mùa xuân và mùa thu kéo dài khoảng 2 tháng, gắn liền với mùa chính là mùa đông và mùa hạ đã sản sinh ra sự biến đổi các yếu tố khí tượng như độ ẩm tương đối trung binh trên 86%, thấp nhất là 16%, nhiệt độ trung bình năm 23,2 độ C, cao nhất 39 độ C, thấp nhất 5 độ C, lượng mua trung bình/năm 1.859 mm, lớn nhất 2.700 mm, số ngày mưa trung bình/năm 134 ngày, lượng mưa mùa đông chỉ bằng khoảng 20 – 25% lượng dòng chảy cả năm, chính vì vậy mùa hạ là mùa thường xảy ra nhiều lũ lụt hay thiên tai khắc nghiệt ảnh hưởng ít đến đời sống, sản xuất, lưu thông hàng hóa của nhân dân.

          Ở  đây có hai mùa gió chính, gió tây Nam khô nóng, giông tố, mưa đá, bão và gió Đông bắc lãnh khô, hanh, rét đậm có xuất hiện sương giá và dễ gây hạn hán cháy rừng. Điều kiện thời tiết  tuy gây ra những điều kiện bất lợi nhưng nhìn chung những yếu tố của khí hậu nóng ẩm quanh năm đã tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp chăn nuôi gia súc, gia cầm