HỘI ND HUYỆN QUAN SƠN

BCH HND THỊ TRẤN SƠN LƯ

*

Số: 01 - KH/ HNDTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 

 


      Thị trấn, ngày     tháng 12 năm 2019

 

 

 KẾ HOẠCH

Kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ tiết kiệm & vay vốn do Hội nông dân quản lý; tình hình sử dụng vốn của hộ vay thông qua Hội nông dân năm 2020

 

          Căn cứ kế hoạch công tác năm 2020 của BCH Hội nông dân thị trấn Sơn Lư và Hợp đồng ủy thác đã ký kết với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Ban chấp hành Hội nông dân thị trấn Quan Sơn lập kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ tiết kiệm & vay vốn và khách hàng vay vốn NHCSXH thông qua Hội nông dân năm 2020 như sau:

         I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA GIÁM SÁT:

         1. Mục đích.

- Nhằm tiếp tục đưa hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua Hội nông dân đi vào nề nếp, hiệu quả, theo đúng quy định đã ký với Ngân hàng.        

         - Kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót; chấn chỉnh, ngăn ngừa những biểu hiện sai trái của Tổ TK&VV và đối tượng vay vốn, bảo toàn vốn và tài sản cho Nhà nước.

- Hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp vụ cho Ban quản lý Tổ TK&VV trong hoạt động ủy thác, đảm bảo tuân thủ chế độ, nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ ủy nhiệm theo nội dung hợp đồng ủy nhiệm đã ký với NHCSXH.     

2. Yêu cầu:

- Thực hiện theo đúng kế hoạch, đầy đủ qui trình kiểm tra, giám sát, đúng nội dung đã xác định.

- Độc lập, khách quan, trung thực trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm được giao.

- Đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, rõ ràng, chính xác, có căn cứ trong việc đánh giá, kết luận, kiến nghị sau kiểm tra giám sát.             

3. Đối tượng:

- Ban quản lý tổ và Tổ TK&VV: kiểm tra 100% hoạt động tổ TK&VV do hội đang quản lý; tại mỗi tổ TK&VV được kiểm tra, phải kiểm tra ít nhất 05 hộ vay vốn để nắm tình hình sử dụng vốn vay của NHCSXH.

- Các hộ vay vốn NHCSXH do Hội nông dân quản lý: Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của 100% các món vay mới của hộ vay trong vòng 30 ngày kể từ ngày NHCSXH giải ngân.

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

1. Kiểm tra tại tổ TK&VV:

- Kiểm tra tình hình thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm giữa NHCSXH với tổ TK&VV gồm: Giám sát việc sử dụng vốn vay của các thành viên trong tổ; việc phối hợp với cán bộ tổ chức Hội, đoàn thể, chính quyền địa phương xử lý những trường hợp nợ đến hạn, quá hạn, nợ bị rủi ro, trốn, bỏ khỏi nơi cư trú, chết, mất tích, các trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích (nếu có).

- Quy trình thành lập tổ TK&VV có đúng với quy định không? tổ có thành lập theo địa bàn thôn, bản không? số thành viên trong tổ? Tổ trưởng có tham gia giao dịch và giao ban đầy đủ với NHCSXH, Hội, đoàn thể vào ngày giao dịch định kỳ không?

- Việc bình xét cho vay có đúng với quy định không?

- Tình hình thu lãi, thu tiền gửi (nếu có) có nộp Ngân hàng vào ngày giao dịch theo đúng quy định của Ngân hàng không? hoa hồng của Ban quản lý tổ có nhận đúng, đủ, phân chia có phù hợp không? Tổ trưởng có thu nợ gốc không?

- Công tác tập huấn của Ngân hàng, các tổ chức Hội đối với Ban quản lý tổ có được triển khai thực hiện không?

- Về lưu giữ sổ sách, tài liệu tại tổ TK&VV: đảm bảo tính pháp lý, đầy đủ của hồ sơ, để có nhận xét, đánh giá về tính đầy đủ, khoa học, cụ thể:

+ Biên bản họp tổ TK&VV (Mẫu số 10A/TD, 10B/TD, 10C/TD): Ghi đầy đủ ngày, tháng, số thành viên tham dự, nội dung họp, danh sách thành viên trong tổ, chốt tổng số thành viên sau khi họp …

+ Hợp đồng uỷ nhiệm giữa NHCSXH với Tổ TK&VV (mẫu số 11/TD): xem xét nội dung hợp đồng có đúng với hướng dẫn của Trung ương không, có đầy đủ các yếu tố như: chữ ký của các bên, ngày tháng ký Hợp đồng…

+ Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD).

+ Thông báo kết quả cho vay (mẫu số 04/TD).

+ Bảng kê thu lãi (mẫu số 12/TD).

+ Bảng kê lãi phải thu và lãi thực thu (mẫu số 13/TD).

+ Biên lai thu lãi (chưa thu được tiền - nếu có).

+ Thông báo danh sách chuyển nợ quá hạn (mẫu số 14/TD - nếu có).

+ Thông báo xử lý nợ rủi ro (nếu có).

+ Phiếu kiểm tra sử dụng vốn vay (nếu có).

+ Danh sách Tổ viên đăng ký mở tài khoản tiền gửi (mẫu 01/TG).

+ Danh sách hộ gia đình đề nghị trả lãi trong thời gian ân hạn (nếu có)

Lưu ý: Nếu hoạt động của tổ TK&VV còn nhiều tồn tại thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân (do trình độ Ban quản lý tổ còn hạn chế chưa được tập huấn, do tổ chức Hội không quan tâm đến hoạt động của tổ…) và đưa ra những kiến nghị xử lý thích hợp.

3. Kiểm tra tình hình sử dụng vốn của hộ vay

- Kiểm tra hiện tại hộ gia đình vay Ngân hàng bao nhiêu tiền, thuộc những chương trình gì? Hộ có nhận đủ tiền vay không? sử dụng vào mục đích gì? vốn vay có bị rủi ro khách quan không?

- Kiểm tra xem hộ vay có thuộc đối tượng thụ hưởng hay không? Có sổ vay vốn không? Có lưu trữ  biên lai thu lãi, thu tiền gửi không? Hàng tháng phải nộp bao nhiêu lãi, nộp ở đâu? Các hộ có được ký vào mẫu 13/TD không?

- Kiểm tra khả năng trả nợ như thế nào? số tiền gốc trả nợ có tự mang trả tại Điểm giao dịch hoặc trụ sở làm việc của NHCSXH hay nhờ người khác trả giúp?

       

         

III. THỜI GIAN KIỂM TRA, GIÁM SÁT TẠI CƠ SỞ:

TT

Thời điểm kiểm tra

Địa bàn kiểm tra

Ghi Chú

Đơn vị

Số tổ

Số hộ

1

Tháng 1

Khu 1

01

05

 

2

Tháng 2

Khu 6

01

05

 

3

Tháng 3

Khu Păng

01

05

 

4

Tháng 4

Khu Bon

01

05

 

5

Tháng 5

Khu Hẹ

01

05

 

6

Tháng 6

Khu Sỏi

01

05

 

7

Tháng 7

Khu 1

01

05

 

8

Tháng 8

Khu 6

01

05

 

9

Tháng 9

Khu Păng

01

05

 

10

Tháng 10

Khu Bon

01

05

 

11

Tháng 11

Khu Hẹ

01

05

 

12

Tháng 12

Khu Sỏi

01

05

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Để công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách đạt hiệu quả Tổ Tiết kiệm & vay vốn chủ động làm tốt công tác chuẩn bị, Ban chấp hành Hội sẽ có thông báo cụ thể thời gian kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị. Ngoài ra, Ban chấp hành Hội sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất một số đơn vị khi có yêu cầu đặt ra.

2. Thành phần đoàn kiểm tra, giám sát:

2.1. Ông: Ngân Văn Đức   - Chủ tịch Hội nông dân thị trấn.

2.2. Ông: Vi Văn  Hải - Phó chủ tịch Hội nông dân thị trấn.

Trên đây là Kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ tiết kiệm & vay vốn do Hội nông dân quản lý và tình hình sử dụng vốn của hộ vay thông qua Hội nông dân thị trấn Sơn Lư năm 2020.

 

Nơi nhận:                                 

- Đảng ủy, UBND, Ban XĐGN thị trấn(b/c);

- Hội ND huyện(b/c);

- Ngân hàng CSXH huyện(b/c);

- Các tổ TK&VV(t/h)

- Lưu. HND

 

TM. BAN THƯỜNG VỤ

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Ngân Văn Đức

 

 

 

 

                                                                            

 

 

HỘI ND HUYỆN QUAN SƠN

BCH HỘI ND THỊ TRẤN SƠN

 

Số:  02- KH/HNDTT

CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Đôc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

                                Thị trấn, ngày   tháng  năm 2020

  

KẾ  HOẠCH  TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

“ Công tác Hội và Phong trào nông dân”

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban thường vụ Đảng ủy về công tác tuyên truyền cán bộ, Hội viên nông dân chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước, Nghị Quyết, Chỉ thị, kế hoạch cấp trên đặc biệt các phong trào nông dân phát động thi đua.

Ban thường vụ Hội Nông dân thị trấn Sơn Lư, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1.Tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cấp Hội và cán bộ, hội viên nông dân, nhằm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội đại biểu Hội nông dân tỉnh lần thứ X, Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Quan Sơn lần thứ V đề ra, góp phần thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong những năm qua tình hình đời sống của nhân dân trên địa bàn thị trấn  Sơn từng bước được cải thiện, cán bộ hội viên nông dân luôn tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước.

2. Phát hiện biểu dương và nhân rộng mô hình, điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu trong quá trình thực hiện phong trào thi đua.

3. Việc thực hiện triển khai phong trào gắn liền với thực hiện các nhiệm vụ đồng thời tạo động lực để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của công tác Hội và phong trào nông dân. Kết quả thực hiện phong trào thi đua được đánh giá thông qua công tác kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và các gương điển hình tiên tiến hàng năm.

II. NỘI DUNG, THỜI GIAN TRIỂN KHAI PHONG TRÀO

* Nội dung:

1. Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và nhân dân trên  địa bàn thị trấn Sơn, tích cực tham gia thực hiện phong trào thi đua xây dựng duy trì “ vườn rau sạch nông dân”. Mỗi hội viên nông dân ở 11 chi hội, khu dân cư triển khai xây dựng một vườn rau sạch cho gia đình với quy mô 20m2 trở lên; có rào  bảo vệ.

2. Tập trung chỉ đạo bắm sát mô hình nuôi cá ao và chăn nuôi lợn cỏ sinh sản tại Khu Păng, thị trấn Sơn Lư đã và đang xây dựng thực hiện.

3.Việc di dời chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm khỏi gầm nhà, gần nhà ở cạnh  nguồn nước sinh hoạt, đường đi, cổng ra vào làm vệ sinh và mỹ quan môi trường nông thôn.

2. Thời gian triển khai:

Thời gian triển khai phong trào được chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Từ 25/08/2020 đến 10/09/2020 triển khai công tác tuyên truyền về phong trao thi đua “ vườn rau sạch nông dân” đến toàn thể hội viên nông dân trên toàn địa bàn thị trấn.

- Giai đoạn 2: Từ 15/09/2020 đến 20/12/2020, thực hiện xây dựng mô hình nuôi cá ao và chăn nuôi lợn cỏ sinh sản tại Khu Păng, thị trấn Sơn Lư và tiến hành kiểm tra, xây dựng vườn trại các tổ chức chi hội.

- Giai đoạn 3: Từ 25/08/2020 đến 20/12/2020,Việc di dời chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm khỏi gầm nhà, gần nhà ở cạnh  nguồn nước sinh hoạt, đường đi, cổng ra vào làm vệ sinh và mỹ quan môi trường nông thôn.

- Giai đoạn 4: Từ 25/12/2020 trơ đi tiến hành đánh giá hiệu quả sơ kết, rút kinh nghiệm để chỉ đạo tiếp theo.

  3. Cách thức triển khai:

- Đồng loạt phát động phong trào để mỗi hôi viên nông dân chủ động xây dựng vườn rau sạch của hộ mình, mùa nào rau nấy phù hợp với thời tiết mùa vụ duy trì vườn rau sạch quanh năm, diện tích cho mỗi vườn ít nhất 20m2 trở lên có rào bảo vệ tránh gia súc gia cầm phá hoại.

- Hằng tháng, quý, năm các cấp hội lựa chọn chủ đề hình thức thi đua phù hợp với từng thời vụ; thi đua đặc biệt thi đua cao điểm, ngắn hạn, dài hạn, thường xuyên đột xuất theo địa phương từng lĩnh vực cụ thể.

- Tổ chức phát độn tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ hội viên bằng các hình thức thiết thực phù hợp với từng thời vụ.

- Hàng tháng hàng quý các tổ chức chi hội khu dân cư đưa nội dung phong trào thi đua vào nội dung sinh hoạt phù hợp.

- Thường xuyên theo dõi phát hiện điển hình tiên tiến để tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng nhân các dịp kỷ niệm các ngày lễ và dịp sơ tổng kết. Cuối năm, lựa chọn cá nhân hội viên tiêu biểu đề xuất hội cấp trên và chính  quyền địa phương khen thưởng.

- Hàng năm mỗi cơ sở Hội phát hiện, xây dựng,  biểu dương, tuyên truyền  bằng hình thức để nhân rộng ít nhất 02 mô hình là cá nhân tiêu biểu, mô hình,  cách làm hay. Hội cấp trên tổng hợp, lựa chọn đề xuất BTV Hội Nông dân huyện, Tỉnh TW Hội khen thưởng hoặc hình thức tuyên truyền, biểu dương trên các phương tiện truyền thông...

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hội nông dân thị trấn Sơn

- Xây dựng kế  hoạch hướng  dân triển  khai thực hiện phong trào thi đua phù hợp  với tình  hình thực tê trên địa bàn thị trấn, khu dân cư.

- Tổ chức hoạt động tuyên truyền nhận thức cho cán bộ hội viên về phong trào thi đua; các hình thức tuyên truyền, hướng dẫn hội viên nông dân nâng cao nhận  thức, tích cực tham gia phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi.

- Ban thường vụ Hội nông dân thị trấn Sơn Lư các ủy viên BCH, Chi hội trưởng khu dân cư theo dõi, hướng dẫn chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện phong trào thi đua, các hoạt động công tác tại 11 chi hội khu dân.

- Kịp thời, chủ động phát hiện, bồi dưỡng, tôn vinh phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng điển hình tiên tiến. Tăng cường tuyên truyền về gương tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua và nhiệm vụ công tác hội.

- BCH hội nông dân là nơi đấu mối phối hợp với Hội đồng thi đua khen thưởng tuyên dương những gương điển hình tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

2. Ban công tác Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể khu dân cư

- Với vị trí, vai trò, nhiện vụ của mình tuyên truyền, vận động đoàn viên hội viên của tổ chức mình tích cưc tham gia “Vườn rau sạch” “Xây dựng mô hình chăn nuôi”  “Việc di dời chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm khỏi gầm nhà, gần nhà ở cạnh nguồn nước sinh hoạt, đường đi, cổng ra vào làm vệ sinh và mỹ quan môi trường nông thôn” tại gia đình một cách hiệu quả nhất.

3. Chi hội khu dân cư

- Các chi hội khu dân cư, căn cứ tình hình thực tế, thành lập tổ kiểm tra xây dưng kế hoạch triển khai thực hiện phong trào, chỉ đạo hội viên của khu mình thực hiện có hiệu quả.

- Cụ thể hóa kế hoạch triển khai phong trào thi đua; lựa chọn chủ đề nội dung thi đua hàng năm hoặc các đợt thi đua ngắn hạn, trung hạn, dài hạn…để giải quyết những vấn đề mới, khó, vấn đề ưu tiên trong trong thực hiện nhiệm vụ của cấp mình.

- Lồng ghép các kế  hoạch thực phong trào thi đua với kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm của khu dân cư nêu rõ cách thức triển khai kết quả cần đạt đến cán bộ, hội viên nông dân theo yêu cầu đề ra; vận động tuyên truyền theo dõi đánh giá việc thực hiên đảm bảo không hình thức giảm thiểu việc ghi chép sổ sách.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn bằng cách đa dạng hóa bằng các hình thức như: sinh hoat chuyên đề, lồng ghép trong sinh hoạt hội giúp hội viên, nông dân nâng cao nhận thức, tích cực tham gia các phong trào thi đua.

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi giám sát thực hiện phong trào thi đua gắn với thực hiện kiểm tra nhiệm vụ công tác Hội.

- Hàng năm phải đánh giá công nhận danh hiệu đề nghị khen thưởng theo quy định và về công tác thi đua khen thưởng của hội nông dân huyện  nhiệm kỳ 2018- 2023; quan tâm biểu dương khen thưởng nông dân tiêu biểu trên các lĩnh vực và các tổ chức cá nhân có thành tích đóng góp trong phong trào nông dân và hoạt động hội.

- Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện phong trào tác Hội nông dân thị trấn Sơn Lư đề nghị chi hội các khu dân cư triển khai thực hiện.

 

    Nơi nhận:

- Thường trực Đảng ủy(b/c);

- UBND thị trấn(P/h);

- HND huyện(b/c);

- MTTQ, các đoàn thể(p/h);

- BCH HND thị trấn(T/h);

- Chi hội khu (T/h);

- Lưu HND.

 

TM. BAN THƯỜNG VỤ

CHỦ TỊCH

 

 

 

                 

 

Ngân Văn Đức

 

 

  HỘI NÔNG DÂN THANH HÓA

 HỘI ND HUYỆN QUAN SƠN

BCH HND THỊ TRẤN SƠN LƯ

                         *

        Số: 01- CTr/HNDTT

                    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

                

               Thị trấn Sơn Lư, ngày  tháng 01 năm 2020

 

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC BCH HỘI NÔNG DÂN

THỊ TRẤN SƠN LƯ

Thực hiện Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và Chương trình công tác toàn khóa của BCH Hội nông dân, nhiệm kỳ 2018- 2023. Căn cứ chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào Nông dân. Ban chấp hành Hội nông dân thị trấn Sơn Lư, xây dựng Chương trình công tác năm 2020 như sau:

 

THỜI GIAN

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

 

 

                                

                                  QUÝ I/2020

 

 

 

 

 

 

 

Tháng 1/ 2020

      1. Tổng kết công tác năm 2019,  phương hướng năm 2020, giao chỉ tiêu kế hoạch và phát động thi đua năm 2020

       - Thông qua chương trình công tác năm 2020 và giao chỉ tiêu, kế hoạch cho các chi hội khu dân cư;

       2. Phát động phong trào thi đua lao động sản xuất vụ chiêm xuân, lập thành tích để chào mừng ngày thành lập Đảng 3/2, chỉ đạo phòng chống rét cho đàn gia súc, gia cầm;

        3. Hội nghị Hội Nghị Ban thường vụ kiểm điểm công tác tháng 01 năm 2020 đề ra công tác tháng 02 năm 2020 và chỉ đạo làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng;

       4. Nắm tình hình kinh tế - xã hội, an ninh chính trị trước và sau tết cổ truyền (Đinh Dậu);

 

 

 

 

Tháng 2/2020

        1. xây dựng chương trình phối hợp với các khối, nghành  liên quan đến công tác hội;

        2. Tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua hộ gia đình nông dân SXKD giỏi, hội tổ chức phong trào giai đoạn năm 2020;

        3. Phối hợp với các đoàn thể, UBND hưởng ứng tết trồng cây.

         4. Họp BCH đánh giá công tác tháng 2, phương hướng công tác tháng 3/2020.

 

 

Tháng 3/2020

1. Phối hợp với UBND cùng các đoàn thể thực hiện nhiệm vụ giao quân đợt 1 năm 2020

2. Kiểm tra các chi hội về việc thực hiện, các chỉ thị nghị quyết,

Của cấp trên.

3. Kiểm tra các hộ vay vốn với NHCSXH huyện.

 

 

                                                           

                                                               QUÝ II/2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng 4/2020

        1. Báo cáo tình hình sử dụng tài chính và các nguồn kinh phí khác, kiểm tra thực hiện điều lệ hội khu dân cư;

        2. Chỉ đạo công tác chăm sóc bảo vệ lúa vụ chiêm xuân, cây trồng vật nuôi;

        3. chỉ đạo và kiểm tra hội viên thực hiện các dự án như: trồng rau an toàn, việc chăn nuôi gia súc tập trung, trồng cây lấy gỗ …

        4. Phối hợp kiểm tra và triển khai thực hiện việc xây gia đình văn hóa, khu văn hóa;

        5. Phát động phong trào lao động, sản xuất, kinh doanh, lập thành tích chào mừng ngày quốc tế lao động 1/5; ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh Và chuẩn bị Đại hội  Đảng Bộ, nhiệm kỳ 2020 – 2025;

        - Tuyên truyền vận đông cán bộ hội viên nông dân không khai thác lâm sản trong mùa sinh măng;

        6. Họp thường trực, đánh giá tình hình thực hiện công tác tháng 4, bàn phương hướng nhiệm vụ tháng 5/2020.

        7. Rà soát và làm thẻ hội viên chưa có thẻ.

 

 

 

 

Tháng 5/2020

        1. Kiểm tra việc sử dụng vốn vay, công tác thực hiện xây dựng gia đình văn hóa, khu văn hóa;

        2. Chỉ đạo cho bà con chuẩn bị đất để Cấy và chăm sóc vụ mùa năm 2017;

        3. Tham gia Tập huấn công tác hội năm 2020;

        5. Họp BCH để đánh giá tình hình công tác tháng 5, bàn phương hướng, nhiệm vụ tháng 6;

 

 

 

 

 

Tháng 6/2020

        1. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chỉ tiêu của hội đề ra  đầu năm2020;

        2. Tiếp tục rà soát và tiến hành làm thẻ bổ sung cho hội hội viên;

        3. Kiểm tra thực hiện Nghị quyết của hội các cấp;

        4. Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác hội 6 tháng đầu, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.  

 

 

                                                           QUÝ III/2020

 

 

 

 

 

 

 

Tháng 7/2020

        1. tổ chức kiểm tra chéo ở các chi hội về việc thực hiện Điều lệ hội và thực hiện mục tiêu kế hoạch năm; công tác quản lý vốn vay;

        2. Triển khai công tác phòng chống lụt bão, trong mùa mưa để hạn chế mức thấp nhất thiệt hại người và của do lũ lụt gây ra;

        3. Phối hợp tổ chức kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7;

        4. Họp BTV đánh giá công tác tháng 7, phương hướng nhiệm vụ tháng 8/ 2020.

 

 

 

 

 

Tháng 8/2020

        1. Tiếp tục kiểm tra chéo ở các khu dân cư về thực hiện điều lệ hội, thực hiện mục tiêu kế hoạch năm 2019, kiểm tra việc vốn vay do tổ chức Hội quản lý.

        2. chỉ đạo chăm sóc vụ mùa và hoa màu chuẩn bị giống cho vụ đông, Nắm tình hình thực hiện nghị quyết và việc lãnh đạo của Đảng về công tác giảm nghèo nhanh và bền vững;

        3. Họp BTV định kỳ.

 

 

 

 

 

Tháng 9/2020

        1. Tiếp tục kiểm tra chéo các chi  hội về việc thực hiện Điều lệ Hội, thực hiện mục tiêu, kế hoạch năm, tình hình xây dựng khu dân cư văn hóa;

        2. Phối hợp với ngân hàng CSXH kiểm tra các tổ tiết kiệm và vay vốn theo khế ước của NH;

        3. Sơ kết 9 tháng đầu năm, phương hướng 3 tháng cuối năm 2020.

 

 

QUÝ IV/2020

 

 

 

 

 

Tháng 10/2020

1.     Phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, lập thàn tích, chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập HND Việt Nam ngày 14/ 10/ 1930- 14/ 10/ 2020;

        2. Chỉ đạo các chi Hội khu dân cư thực hiện, hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2020;

        3. Họp Thường vụ định kỳ. 

 

 

 

 

Tháng 11/2020

        1. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch năm của các khu dân cư;

        2. Nắm tình hình xây dựng gia đình văn hóa, khu văn hóa;

        3. Chỉ đạo thu hoạch vụ mùa và chăm sóc cây trồng vụ đông;

        4. Kiểm tra tình hình thực hiện điều lệ hội;

        5. Họp định kỳ BTV.

 

 

 

 

 

 

Tháng 12/2020

        1. Tiếp tục kiểm tra thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch đề ra đầu năm và công tác xây dựng tổ chức hội;

        2. Tổ chức hội nghị bình xét các chi hội, cá nhân;

        3. Chỉ đạo thu hoạch cây vụ đông, chuẩn bị giống cho vụ chiêm xuân năm 2020;

        4. thanh quyết toán tài chính năm 2020;

        5. Hội nghị tổng kết công tác hội và phong trào nông dân năm 2020, bàn phương hướng nhiệm vụ 2021.

 

 

Căn cứ chương trình công tác của BCH Hội Nông dân, thị trấn Sơn lư. Các chi hội khu dân căn cứ vào tình hình thực tế của chi hội mình, xây dựng kế hoạch cụ thể sát thực khu dân cư, để thực hiện đầy đủ nội dung hoạt động của BCH Hội.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, phản ánh kịp thời với BCH qua các hội nghị./

 

 Nơi nhận:

- Hội nông dân huyện (b/c);

- Đảng ủy Thị trấn(b/c);

- Các chi hội;   (T/h)

- Lưu.HND

          TM. BAN CHẤP HÀNH

                      CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Ngân Văn Đức

 

 

 

 

   

 

HỘI NÔNG DÂN THANH HÓA

HỘI ND HUYỆN QUAN SƠN

BCH HND THỊ TRẤN SƠN LƯ

*

Số: 01- QC/HNDTT

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

                

               Thị trấn Sơn Lư, ngày  tháng 01 năm 2020

 

 

QUY CHẾ

làm việc của Ban Chấp hành Hội Nông dân thị trấn Sơn Lư, nhiệm kỳ

 2018 - 2023

- Căn cứ Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam;

- Thực hiện Quyết định số 27-QĐ/HNDH, ngày 27 tháng 11 năm 2019, của Ban thường vụ Hội nông dân huyện Về việc thành lập Hội nông dân thị trấn Sơn Lư, nhiệm kỳ 2018 - 2023; Ban Chấp hành Hội nông dân thị trấn Sơn lư xây dựng Quy chế làm việc như sau:

Chương I

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN CHẤP HÀNH.

Điều 1. Ban Chấp hành Hội Nông dân thị trấn Sơn Lư là cơ quan lãnh đạo giữa nhiệm kỳ 2018- 2023, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ Hội.

Điều 2. Những vấn đề Ban Chấp hành thảo luận và quyết định gồm:

- Tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Công văn của Huyện Hội, Đảng ủy và Nghị quyết của Đại hội.

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Hội Nông dân Hội nông dân thị trấn Sơn Lư, nhiệm kỳ 2018 - 2023, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện hàng năm và cả nhiệm kỳ.

- Thực hiện công tác phê bình tập thể Ban Chấp hành và từng uỷ viên Ban Chấp hành hàng năm và cuối nhiệm kỳ.- Nghe báo cáo và cho ý kiến về hoạt động của Ban Thường vụ giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành.

- Chuẩn bị nội dung và tổ chức Đại hội khi hết nhiệm kỳ, bao gồm các dự thảo báo cáo chính trị đại hội, dự kiến Ban Chấp hành khoá mới, xây dựng Kế hoạch tổ chức Đại hội.

Điều 3. Ban Thường vụ Hội Nông dân thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo và điều hành công việc của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ có trách nhiệm:

1 - Cụ thể hoá và có kế hoạch tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Huyện Hội, Đảng uỷ và của Ban Chấp hành, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động Hội và phong trào nông dân.

- Xây dựng Chương trình công tác tháng, quý, sáu tháng, năm của Ban Thường vụ gửi các đồng chí uỷ viên Ban Chấp hành.

- Chuẩn bị nội dung và triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành theo định kỳ và bất thường, báo cáo tình hình chung và kết quả thực hiện nhiệm vụ trước Ban Chấp hành.

- Báo cáo định kỳ và đột xuất, tham mưu, đề xuất với Đảng uỷ và Uỷ ban nhân dân những vấn đề có liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn.

- Phối hợp với các ngành có liên quan tạo mọi điều kiện để Hội hoạt động có hiệu quả cao nhất.

- Cùng với Đảng uỷ bàn bạc và thỏa thuận về nhân sự của Hội.

- Xây dựng và quản lý có hiệu quả nguồn tài chính Hội

.- Xét khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ Hội theo quy định của Điều lệ Hội và hướng dẫn của Huyện, Tỉnh.

- Định kỳ kiểm điểm sự lãnh đạo, điều hành của Ban Thường vụ và góp ý, phê bình đối với các uỷ viên Ban Thường vụ.

- Tổng kết rút kinh nghiệm những vấn đề lãnh đạo và chỉ đạo về công tác xâydựng Hội và phong trào nông dân.

Điều 4. Nhiệm vụ của Thường trực Hội Nông dân Hội nông dân thị trấn Sơn lư.

Thường trực Hội Nông dân thị trấn Sơn Lư gồm: Chủ tịch và các Phó Chủ tịch có nhiệm vụ:

- Giúp Ban Thường vụ chỉ đạo xây dựng, thực hiện Quy chế và Chương trình làm việc của Ban Chấp hành, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và năm của Ban Thường vụ, quyết định triệu tập Hội nghị Ban Thường vụ. Chuẩn bị nội dung làm việc với Lãnh đạo Huyện Hội, Đảng ủy khi có yêu cầu.

- Tổ chức thực hiện và chỉ đạo kiểm tra, tổ chức sơ, tổng kết và thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, các chương trình, dự án của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện.

- Chỉ đạo giải quyết các công việc thường xuyên của Ban Chấp hành, nhất là những vấn đề đột xuất nảy sinh giữa hai kỳ họp của Ban Thường vụ.

- Thay mặt Ban Thường vụ giải quyết những công việc theo sự chỉ đạo của Huyện Hội và Đảng ủy, theo Quy chế của Ban Chấp hành và những công việc được Ban Thường vụ uỷ quyền.

- Nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, các trường hợp bổ nhiệm, điều động, kỷ luật, miễn nhiệm đối với cán bộ cơ quan Hội Nông dân huyện, những vấn đề phức tạp thì họp Ban Thường vụ thảo luận, quyết định.
- Đề nghị nâng lương theo niên hạn, cử cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Chương II.

TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA UỶ VIÊN BAN CHẤP HÀNH.

Điều 5. Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nông dân thị trấn Sơn Lư có trách nhiệm, quyền hạn:

- Nắm vững Chỉ thị, Nghị quyết của huyện Hội, Đảng uỷ, các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân để lãnh đạo và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.

- Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Ban Chấp hành, chịu trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trưởng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Hội cấp trên.

- Chấp hành sự phân công của tổ chức, của Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện, giữ gìn đoàn kết, nếp sống trong sạch, lành mạnh. Chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp đấu tranh phòng ngừa tham nhũng, lãng phí

ở các cơ quan, đơn vị mình phụ trách và chịu trách nhiệm đối với sai phạm của tổ chức, cán bộ dưới quyền quản lý trực tiếp.

- Tham gia đóng góp, xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phối hợp kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đồng thời phải dành thời gian đi cơ sở gặp gỡ và lắng nghe ý kiến của hội viên, nông dân.

- Được Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện thông tin về tình hình hoạt động Hội và phong trào nông dân hàng tháng, quý, sáu tháng, năm.

- Tích cực gương mẫu học tập nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn.

- Uỷ viên Ban Chấp hành phụ trách thị trấn tham mưu cho cấp uỷ về công tác Hội và phong trào nông dân, chủ động phối hợp với Uỷ ban nhân dân và các ngành, đoàn thể cấp mình để tạo mọi điều kiện hoàn thành nhiệm vụ; chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành về việc tổ chức, xây dựng, phát triển hội viên ở đơn vị mình phụ trách; xây dựng chương trình công tác tháng, quý, sáu tháng, năm nhằm triển khai có hiệu quả; báo cáo, kiến nghị những vấn đề thực tiễn công tác Hội từ cơ sở, kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của cán bộ, hội viên nông dân.

- Uỷ viên Ban Chấp hành thuộc các ngành: Phối hợp tham gia đóng góp công tác xây dựng Hội và phong trào nông dân, thông báo tình hình của ngành những vấn đề có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong các kỳ họp Ban Chấp hành.

- Uỷ viên Ban Chấp hành phụ trách công tác văn phòng Hội Nông dân huyện được Ban Thường vụ phân công giải quyết công việc hàng ngày thuộc lĩnh vực phụ trách.

Điều 6. Uỷ viên Ban Thường vụ Hội Nông dân thị trấn, có trách nhiệm và quyền hạn:

- Tham gia đầy đủ các cuộc họp Ban Thường vụ, thảo luận và biểu quyết các công việc thuộc thẩm quyền Ban Thường vụ:

Chịu trách nhiệm chuẩn bị các nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách để báo cáo với Ban Thường vụ và Ban Chấp hành thảo luận, quyết định.

 Cụ thể hoá các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh Hội, Huyện uỷ và Ban Thường vụ thành Kế hoạch, biện pháp và chỉ đạo tổ chức thực hiện đúng, đạt hiệu quả ở lĩnh vực, địa phương mình phụ trách.

- Từng Uỷ viên Ban Thường vụ có trách nhiệm truyền đạt, phổ biến, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của huyện Hội, Đảng uỷ và của Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch:Chủ tịch là người chịu trách nhiệm cao nhất trong Ban Chấp hành, Ban Thườngvụ và Thường trực; cùng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân thị trấn chịu trách nhiệm trước huyện Hội và Đảng uỷ về công tác xây dựng Hội và phong trào nông dân,có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Thay mặt Ban Chấp hành chủ trì các công việc của Ban Chấp hành và BanThường vụ Hội, chủ trì và kết luận Hội nghị Ban Chấp hành, chủ động đề xuất, trao đổi trong Thường trực Hội những vấn đề lớn, quan trọng để đưa ra Ban Thường vụ, Ban Chấp hành thảo luận, quyết định.

- Tổ chức quán triệt trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

-Tập trung chỉ đạo và thường xuyên kiểm điểm việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.

Chủ động kiến nghị với BanThường vụ, Ban Chấp hành các giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của BanChấp hành, bảo đảm sinh hoạt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực được thực hiện theo đúng Quy chế; giữ vững đoàn kết nội bộ Ban Chấp hành.

- Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết theo định kỳ, việc thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của huyện Hội và Đảng uỷ.

Thay mặt Ban Chấp hành báo cáo với huyện Hội, Đảnguỷ, khối vận Đảng ủy và thông báo cho cấp dưới về hoạt động của Ban Chấp hành theo đúng chế độ quy định và phải chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.

- Chỉ đạo đồng chí Phó Chủ tịch giải quyết công việc hàng ngày, tổ chức triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của huyện Hội, Đảng uỷ và Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hôi Nông dân thị trấn ký các văn bản hành chính, Nghị quyết,Quyết định,…

Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch: Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm về công việc và hoạt động của Thường trực, đồng thời chịu trách nhiệm chính và trực tiếp những lĩnh vực được phân công, có nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Chủ tịch chỉ đạo việc chuẩn bị dự thảo Quy chế làm việc của ban Chấp hành, Chương trình công tác tháng, quý, sáu tháng, năm của Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện Quy chế và Chương trình công tác đã đề ra, chỉ đạo việc chuẩn bị Chương trình và nội dung Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và cuộc họp của Thường trực.

- Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch về thực hiện công việc được giao.

Điều hành và giải quyết công việc hàng ngày trong cơ quan và trong hệ thống Hội.

Trực tiếp giải quyết những công việc do Chủ tịch uỷ nhiệm, thay mặt Chủ tịch khi Chủ tịch đi vắng.

- Trực tiếp chỉ đạo hoạt động Văn phòng Hội, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh Hội, Huyện uỷ và Ban Thường vụ Hội nông dân huyện.

- Theo dõi hoạt động phối hợp với các ban, ngành huyện đã ký kết liên tịch trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, bồi dưỡng cán bộ Hội,….

- Thay mặt Ban Thường vụ ký các văn bản của ban Chấp hành, Ban Thường vụ theo sự phân công của Chủ tịch.

Chương III

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

Điều 9. Chế độ thông tin, báo cáo:

- Định kỳ tháng, quý, sáu tháng, năm Thường trực Hội báo cáo kết quả hoạt động Hội và phong trào nông dân xã về huyện Hội và khối vận Đảng uỷ.

- Báo cáo đột xuất việc thực hiện Điều lệ, Chỉ thị, Nghị quyết theo yêu cầu của Tỉnh Hội, Huyện uỷ.

Điều 10. Chế độ kiểm tra, giám sát.

Ban Thường vụ xây dựng Chương trình kiểm tra sáu tháng, năm về hoạt động Hội và phong trào nông dân; kiểm tra đột xuất việc thực hiện Điều lệ Hội, Chỉ thị, Nghị quyết của huyện Hội, Đảng uỷ.

Điều 11. Chế độ đi công tác cơ sở. Hàng tháng, Uỷ viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ và Thường trực phải có kế hoạch đi thực tế ở cơ sở, tiếp xúc với hội viên nông dân và quần chúng để lắng nghe ý kiến, giúp đỡ nông dân giải quyết những khó khăn trong lao động, sản xuất; kịp thời báo cáo với huyện Hội và Đảng uỷ những vấn đề cần thiết.

Điều 12. Chế độ tự phê bình và phê bình.

- Ban Chấp hành Hội Nông dân thị trấn báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, điều hành hàng năm và cuối nhiệm kỳ.

- Từng Uỷ viên Ban Chấp hành phụ trách Khu phố, phải tự phê bình hàng năm ở đơn vị mình công tác và gửi bản tự phê về Thường trực Hội Nông dân thị trấn.

Điều 13. Chế độ Hội nghị.

- Hội nghị Ban Chấp hành do Ban Thường vụ triệu tập định kỳ một tháng 01 lần và đột xuất khi cần thiết.

Nội dung Hội nghị để thảo luận và quyết định kết quả thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị, Công văn của huyện Hội, Đảng uỷ và Nghị quyết của Đại

hội đại biểu Hội Nông dân thị trấn Sơn Lư và các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân.

 Đề ra nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

- Hội nghị Ban Thường vụ do Thường trực Hội triệu tập định kỳ một tháng 01 lần và đột xuất khi cần thiết.

Để chuẩn bị nội dung và triệu tập hội nghị Ban Chấp hành,chỉ đạo chuẩn bị các văn kiện trình Hội nghị Ban Chấp hành (sơ, tổng kết).

Thảo luận,quyết định những vấn đề vượt quá thẫm quyền cá nhân của từng đồng chí trong BanThường vụ.- Thường trực Hội mỗi tuần họp 01 lần.

 Nội dung họp để nghe phản ảnh tình hình thời gian qua và định ra chương trình công tác thời gian tới; bàn và thống nhất trước về nội dung những vấn đề sẽ đưa ra Ban Thường vụ thảo luận và quyết định; cho ý kiến để xử lý kịp thời những công việc hàng ngày vượt quá thầm quyền cá nhân của từng đồng chí trong Thường trực.

Chương IV.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Ban Kiểm tra Hội Nông dân huyện giúp Ban Chấp hành theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế hàng năm, cuối nhiệm kỳ Ban Chấp hành phải kiểm điểmviệc thực hiện Quy chế này.

Điều 15. Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ và Thường trực, Hội Nông dân thị trấn Sơn Lư có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy chế này.

 Quy chế này được thông qua Ban Chấp hành Hội Nông dân thị trấn Sơn Lư và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, việc bổ sung, sửa đổi Quy chế thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Hội Nông dân thị trấn Sơn Lư.

  Nơi nhận:                                           

- Hội Nông dân huyện; (B/C)

- Đảng ủy; (B/C)

- Các đồng chí Uỷ viên BCH;

- Lưu VP.            

T/M BAN THƯỜNG VỤ

          CHỦ TỊCH

 

 

 

      

         Ngân Văn Đức

 

 


HỘI ND HUYỆN QUAN SƠN

BCH HỘI ND THỊ TRẤN SƠN

                               *

Số: - 01 BC/HNDTT

 

   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                  Thị trấn, ngày 09 tháng 03 năm 2020

 

 

BÁO CÁO

ĐỀ ÁN THỰC HIÊN MÔ HÌNH HỘI NÔNG THỊ TRẤN SƠN LƯ

Nuôi cá ao và chăn nuôi Lợn cỏ sinh sản do Hội nông dân chỉ đạo,

tại Khu Păng thị trấn Sơn lư.

 

          1. Tư liệu sản xuất và lao động của gia đình:

          - Đất canh tác hàng vụ 500 m2; đất rừng 1,5 m2, mặt nước nuôi trồng thủy sản (Ao) 800 m2; đất trồng cây công nghiệp, cây ăn quả 10.0002.

          - Máy móc, phương tiện vận tải phục vụ sản xuất:

          - Nhà xưởng, chuồng trại chăn nuôi: 4002

          - Số lao động của gia đình  người 04 lao động.

          - Số vốn tự có (bằng tiền) 80.000.000đ đồng (bằng chữ : Một trăm triệu đồng)

          -Hiện đang dư nợ ngân hàng Chính sách xã hội

          Số tiền:  80.000.000 đồng. Bằng chữ: Tám mươi triệu đồng

thời hạn vay: Từ /04/2019 đến /04/2024

          2. Phương án sử dụng vốn vay:

          - Số vốn đề nghị vay: 20.000.000đ ; bằng chữ: Hai mươi triệu đồng

          -Thời gian vay: 36 tháng. Từ tháng 5/năm 2020 đến tháng 5/năm 2023

          - Thời hạn trả vốn: 01 lần, vào ngày cuối cùng của kỳ vay được phê duyệt.

          - Phí tiền vay 0,5% /tháng; xin trả theo kỳ  03tháng/lần.

          - Mục đích sử dụng: tham gia thực hiện Dự án: Nuôi cá ao và chăn nuôi Lợn cỏ sinh sản do Hội Nông dân chỉ đạo.

          - Số tiền vay cùng với vốn tự có của gia đình được chi phí cho sản xuất, kinh doanh gồm những mục sau: (cây, con giống; phân bón, thức ăn gia súc….).

          Sử dụng vốn vay đúng mục đích. Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện Quan Sơn, thực hiện nghiêm túc các hoạt động của Dự án.                                                                                                                                                                                                                                                                     

 

       Nơi nhận:                                                         TM. BAN CHẤP HÀNH

- HND huyên (b/c);                                                        CHỦ TỊCH

- Đảng uỷ TT (b/c);

- Các Chi Hội;    

- Lưu: HND.                                                            

                                                          

                                                                                            Ngân Văn Đức