Cảnh báo phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng và trộm cắp tài sản

Ngày 14/06/2022 00:00:00

 

Cảnh báo phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Thời gian qua, hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến rất phức tạp, gia tăng với nhiều phương thức thủ đoạn mới, tinh vi và ngày càng đa dạng; đối tượng thường lợi dụng lòng tham, niềm tin hoặc sự sợ hãi của bị hại để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; gây thiệt hại lớn về tài sản, ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân.

Để phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, Công an tỉnh Thanh Hóa cảnh báo như sau:

I. THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG THAM CỦA NGƯỜI DÂN

1. Lừa đảo nhận quà từ nước ngoài

Các đối tượng kết bạn qua Facebook, Zalo... giới thiệu là người nước ngoài để làm quen với bị hại, hứa hẹn chuyển về cho bị hại một món hàng, quà có giá trị lớn. Sau đó bố trí các đối tượng giả danh nhân viên sân bay, hải quan, bưu điện, thuế... liên lạc với bị hại thông báo tiền, hàng đã chuyển về Việt Nam, phải nộp các loại thuế, lệ phí, cước phí… để có thể nhận tiền, hàng hóa từ nước ngoài gửi về, bị hại phải chuyển tiền vào tài khoản tại ngân hàng do chúng cung cấp sau đó ngắt liên lạc, chiếm đoạt tiền. 

2. Lừa tuyển cộng tác viên bán hàng trên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Sen Đỏ...)

Các đối tượng mạo danh nhân viên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Sendo, Lazada…) tuyển cộng tác viên làm các nhiệm vụ chuyển tiền thanh toán các đơn hàng tăng tương tác, doanh số… theo các đơn hàng bất kỳ mà chúng gửi, hứa hẹn trả tiền công và lợi nhuận cao từ 10% đến 30%. Sau khi tạo dựng niềm tin cho bị hại bằng một số đơn hàng giá trị nhỏ thanh toán hoa hồng đầy đủ, chúng yêu cầu bị hại thanh toán đơn hàng giá trị lớn hơn, sau đó đưa ra các lý do người cộng tác vi phạm quy định như lỗi sai cú pháp, vượt quá định mức số tiền thanh toán trong ngày, quá hạn… dẫn đến bị khóa tài khoản và yêu cầu bị hại chuyển thêm nhiều lần tiền để bảo lãnh, xác minh tài khoản… thì mới cho rút lại tiền gốc và lãi. Đối tượng đưa bị hại vào tình trạng muốn lấy lại tiền, tiếc tiền nên phải theo cho đến khi hết khả năng thanh toán thì mới biết bị lừa.

3. Lừa đảo kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo  

Lừa đảo qua kêu gọi người dân bỏ tiền tham gia đầu tư, mua - bán, giao dịch các loại “tiền ảo”, “tiền kỹ thuật số”, “tiền mã hóa” (Bitcoin, Etherum, USDT…) trên các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân (Binary Option - BO), sàn đầu tư ngoại hối… gắn mác giấy phép hoạt động của nước ngoài, kèm theo các lời cam đoan, hứa hẹn lợi nhuận lớn, bảo hiểm vốn… Khi huy động được lượng tiền đủ lớn, các đối tượng chủ sàn sẽ can thiệp làm mất giá trị của đồng tiền ảo, điều chỉnh kết quả giao dịch thắng thua một cách tinh vi hoặc đánh sập hệ thống để chiếm đoạt toàn bộ số tiền của nhà đầu tư.

4. Lừa đảo trúng thưởng

Các đối tượng sử dụng mạng xã hội (Zalo, facebook…) có giao diện giống các công ty, tập đoàn kinh doanh, nhắn thông tin khuyến mại hoặc trúng thưởng đến người sử dụng. Để tạo sự tin tưởng cho nạn nhân, chúng thường tạo ra những chương trình khuyến mại, trúng thưởng có giá trị cao như xe máy SH, điện thoại, ô tô… Sau đó chúng dẫn dụ bị hại truy cập các trang web giả mạo điền thông tin cá nhân như email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng để nhận giải thưởng nhưng nhằm mục đích chiếm đoạt thông tin cá nhân và tiền từ tài khoản ngân hàng hoặc yêu cầu bị hại nộp tiền lệ phí để nhận giải thưởng rồi chiếm đoạt.

II. THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG TIN CỦA NGƯỜI DÂN

1. Lừa đặt cọc mua hàng nhằm chiếm đoạt tài sản

Các đối tượng đăng tin bán ô tô, xe máy, thiết bị điện tử, đồ dùng… trên các trang mạng xã hội (Facebook, zalo,…). Sau khi nhận được tiền đặt cọc bằng hình thức chuyển khoản trước từ người đặt mua hàng, đối tượng không giao hàng hoặc giao hàng giả, sau đó khóa trang mạng, cắt liên lạc, chiếm đoạt tài sản.

2. Chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản cá nhân (zalo, facebook…), mạo danh người thân, người quen để lừa vay tiền, chuyển tiền

Các đối tượng chiếm quyền sử dụng tài khoản Facebook, Zalo của người sử dụng, giả danh chủ tài khoản nhắn tin cho người thân, bạn bè hoặc các mối quan hệ uy tín để vay tiền hoặc nhờ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng (do chúng cung cấp) sau đó chiếm đoạt tài sản.

3. Lừa vay vốn qua mạng

Lợi dụng tâm lý muốn được vay vốn với số tiền lớn, lãi suất thấp, không cần thế chấp tài sản, thủ tục nhanh gọn, các đối tượng đã đăng tin cho vay vốn thông qua các ứng dụng, mạng xã hội như (Zalo, Facebook…). Sau khi tiếp cận được nạn nhân, chúng sử dụng sim, tài khoản thuộc các trang mạng xã hội để hướng dẫn thực hiện thủ tục vay thông qua các ứng dụng tài chính online. Tiếp theo, chúng yêu cầu nạn nhân chuyển tiền nhiều lần vào các tài khoản mà chúng cung cấp với các lý do như chuyển tiền để chứng minh tài chính, nộp tiền thuế khoản vay, chuyển tiền để bảo đảm hồ sơ vay, tài khoản yêu cầu vay bị sai hoặc thiếu thông tin; số tiền vay vượt quá định mức vay… Sau khi nạn nhân chuyển tiền thì các đối tượng nhanh chóng rút tiền khỏi tài khoản, khóa sim, cắt đứt liên lạc nhằm chiếm đoạt tài sản.

III. THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG SỰ SỢ HÃI CỦA NGƯỜI DÂN

1. Mạo danh thông báo của ngân hàng, tổ chức tín dụng để chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản

Đối tượng mạo danh nhân viên ngân hàng để gửi tin nhắn, gọi điện thông báo tài khoản của khách hàng có dấu hiệu hoạt động bất thường, đang bị trừ phí hoặc đăng ký một số dịch vụ mà khách hàng không hề hay biết… dọa khóa tài khoản. Để giải quyết các vấn đề trên, đối tượng hướng dẫn khách hàng truy cập trang web giả mạo ngân hàng, cài đặt ứng dụng do chúng tạo ra nhằm đánh cắp các thông tin tài khoản ngân hàng gồm: Tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP ngân hàng, rồi chúng rút tiền trong tài khoản để chiếm đoạt.

2. Lừa giả danh cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án

Đối tượng giả danh là cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện với nạn nhân thông báo có liên quan đến vụ án hình sự, ma túy, rửa tiền… xuyên quốc gia để gây sức ép, dọa nạt làm người dân hoang mang, làm giả các lệnh bắt giam, khởi tố của Cơ quan Công an để đe dọa nạn nhân, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản do chúng cung cấp để phục vụ công tác điều tra, chứng minh số tiền của bị hại có liên quan đến tội phạm hay không, nếu không sẽ được hoàn trả. Bị hại nghĩ mình không phạm tội nên đã chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng cung cấp hoặc tài khoản do mình tạo ra rồi cung cấp mã OTP cho đối tượng, sau đó bị chiếm đoạt tiền.

3. Lừa thông báo phạt vi phạm hành chính (vi phạm giao thông, nợ cước điện, nước…)

Các đối tượng giả danh nhân viên viễn thông gọi điện thông báo nợ cước viễn thông; nhân viên điện lực gọi điện thông báo nợ cước, dọa cắt điện; giả danh Cảnh sát giao thông gọi điện thông báo phạt nguội, gây tai nạn bỏ trốn… nhưng thực chất, thủ đoạn của các đối tượng là sử dụng phần mềm công nghệ cao (voice over IP - cách gọi sử dụng ứng dụng truyền tải giọng nói qua mạng máy tính), giả số điện thoại trên màn hình, giả số điện thoại công khai của các cơ quan nhà nước để gọi điện đến thuê bao di động, điện thoại bàn của người dân gây hoang mang, lo sợ nhằm khai thác thông tin cá nhân, để người dân cung cấp mã OTP tài khoản ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản.

Trên đây là phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, Công an tỉnh Thanh Hóa kêu gọi toàn thể cán bộ và Nhân dân trên địa bàn nêu cao cảnh giác với các thủ đoạn nêu trên, tuyệt đối không được cung cấp thông tin cá nhân, số thẻ ngân hàng, mã OTP, không chuyển tiền cho người khác khi chưa xác thực. Khi phát hiện các thông tin, tài liệu về các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an gần nhất hoặc gọi điện thoại về đường dây nóng Công an tỉnh: 02373.725.725 để lực lượng Công an kịp thời xử lý, “Vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân”./.

Tuyên truyền, cảnh báo hậu quả, tác hại của tội phạm và tệ nạn ma tuý

Ma túy là hiểm họa của mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Hậu quả, tác hại do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự của đất nước. Ma túy làm hủy hoại sức khỏe dẫn đến mất khả năng lao động, suy thoái giống nòi, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây nhức nhối, ám ảnh xã hội; càng gần ma túy thì càng xa cuộc đời, đến với ma túy là đến với sự hủy diệt.

Vì vậy, phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với tội phạm tệ nạn ma tuý là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.

Hiện nay, có rất nhiều loại ma túy gây nghiện nhanh, mạnh và nguy hiểm, có sức tàn phá sức khỏe tinh thần và thể chất của con người như Heroin, cần sa, ma tuý đá, hồng phiến, thuốc lắc, ketamin, cỏ Mỹ, nước vui, tem giấy, bùa lưỡi... và được đối tượng buôn bán ngụy trang một cách tinh vi; lôi kéo người sử dụng dẫn đến nghiện ngập. Đáng báo động, đối tượng sử dụng ma túy tập trung ở độ tuổi thanh niên, thậm chí đã bắt đầu trẻ hóa đến tuổi vị thành niên và học sinh. Những kẻ buôn bán ma túy thường dụ dỗ học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên bằng cách cho hút không mất tiền, khi đã nghiện sẽ trở thành công cụ để chúng kiếm tiền, dẫn dắt vào con đường: Trộm cắp, cướp giật, mua bán, vận chuyển ma túy trái phép.

Nguy hiểm hơn, hiện nay giới trẻ có quan niệm hết sức sai lầm cho rằng sử dụng các loại ma túy tổng hợp như thuốc lắc, ma túy đá, cỏ Mỹ chỉ gây hưng phấn tức thời nhằm giải trí cho vui, chứ hoàn toàn không gây nghiện. Nhiều trường hợp sử dụng ma túy đá, ma tuý cỏ để vui chơi, chứng tỏ đẳng cấp mà không biết rằng nó có sức tàn phá ghê gớm đến sức khỏe, gây nhiều hệ lụy cho xã hội: Chém giết người vô cớ, cuồng dâm, hoang tưởng, mất kiểm soát hành vi, nặng hơn sẽ mắc bệnh tâm thần, suy kiệt thể chất và suy giảm khả năng tình dục, dẫn đến vô sinh; các cơ quan nội tạng sẽ nhanh chóng suy yếu, kiệt quệ, tàn phá hệ thống dây thần kinh, hủy hoại não bộ…

Nghiện ma túy là nguyên nhân làm gia tăng những tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự. Để có tiền thỏa mãn cơn nghiện, người nghiện không từ một hành vi nào để kiếm tiền kể cả việc phạm tội; Nghiện ma túy làm lây lan đại dịch HIV/AIDS trong cộng đồng qua hành vi tiêm chích ma túy chung bơm kim tiêm và quan hệ tình dục không an toàn do say thuốc lắc và các loại ma túy tổng hợp. 

Đề nghị mỗi người dân hãy tích cực, chủ động nâng cao nhận thức, tuyên truyền cảnh giác trước các thủ đoạn của tội phạm ma túy ngày càng diễn biến phức tạp như: Kích thích tính tò mò, khuyến mãi dùng thử rồi nghiện; Lôi kéo ăn chơi, sành điệu đối với con em các gia đình khá giả về kinh tế; Sử dụng người nghiện lôi kéo, dụ dỗ người khác cùng nghiện với những chiêu trò thưởng hậu hĩnh, giả tạo; Lợi dụng sự kém hiểu biết hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn cần kiếm tiền để mưu sinh cuộc sống mà lợi dụng, dụ dỗ vào buôn bán, vận chuyển ma túy trái pháp luật.

Gia đình là tế bào của xã hội có vai trò quan trọng, quyết định trong công tác phòng, chống ma túy, do đó mỗi gia đình cần tích cực:

(1) Giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma túy.

(2) Đấu tranh với các hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển, tổ chức sử dụng và sử dụng trái phép chất ma túy của thân nhân và của người khác. 

(3) Phát hiện, nhanh chóng cung cấp các thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy cho cơ quan Công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.

(4) Phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma túy; tham gia triệt phá cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.

(5) Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng, phòng, chống tái nghiện. 

(6) Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh.

Vì một xã hội tươi đẹp hơn “Hãy nói không với ma túy”, “Hãy bảo vệ giống nòi trước hiểm hoạ ma tuý”./. 

 

Cảnh báo phương thức, thủ đoạn của tội phạm trộm cắp tài sản

Thời gian qua, tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều, diễn biến phức tạp, chủ yếu là trộm cắp xe máy, trộm đột nhập công sở, trường học, nhà dân, đập phá két sắt, cậy phá tủ, rương để trộm cắp tiền, vàng, tài sản... gây thiệt hại lớn về tài sản, ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân, hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn.

Nguyên nhân chủ yếu là do người dân, người quản lý tài sản chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong quản lý và bảo vệ tài sản của mình như: Không khóa cổ, khóa càng xe máy, để phương tiện ở những nơi không có người trông giữ; cửa nhà, cửa tum khóa bằng các loại khóa không bảo đảm an toàn, thậm chí quên không khóa; các cơ quan, doanh nghiệp, trường học không có lực lượng bảo vệ chuyên trách, không lắp đặt hệ thống giám sát an ninh (camera ghi hình), hệ thống chiếu sáng, tường rào không bảo đảm, không có phương án tuần tra, bảo vệ canh gác, nhất là ban đêm, ngoài giờ...

Để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh, Công an tỉnh Thanh Hóa thông báo:

1. Về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm trộm cắp tài sản

- Trước khi gây án các đối tượng thường di chuyển xung quanh khu vực gây án để nắm tình hình như: Thời gian, thói quen sinh hoạt của chủ tài sản, lối vào, lối ra, nơi gắn camera, thiết bị báo động…

- Lợi dụng sơ hở của người dân chủ quan không khóa cửa khi đi ra ngoài, khi ngủ; để xe trước cửa nhà, cửa phòng trọ, vỉa hè, lề đường không có người trông coi, không khóa cổ, khóa càng; để tài sản có giá trị gần cửa ra vào, cửa sổ…

- Đối tượng thường nhắm đến những hộ gia đình thường xuyên vắng nhà không có người trông coi, hộ gia đình biệt lập không quan hệ với bà con xung quanh, hộ không trang bị hệ thống chống trộm… hướng đột nhập thường là cổng chính, cổng sau, cửa sổ, của tum, ô thông gió…

- Các đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản thường sử dụng kích thủy lực để phá cửa, kìm cộng lực để cắt khóa, đèn khò lửa để cắt khóa hoặc chìa khóa vạn năng, vam phá khóa “chữ T” để bẻ khóa trộm tài sản và sẵn sàng chống trả để tẩu thoát nếu bị phát hiện.

2. Về các biện pháp phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản

Để chủ động phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm trộm cắp tài sản Công an tỉnh Thanh Hóa đề nghị toàn thể cán bộ và Nhân dân nêu cao cảnh giác, luôn chủ động tự quản lý và bảo vệ tài sản của mình. Cụ thể:

- Đối với tài sản là xe máy: Cần trang bị thêm hệ thống chống trộm như khóa bánh, khóa càng, khóa chân chống và khóa điện để chống trộm, lắp hệ thống còi báo động… Chú ý để xe ở những nơi dễ quan sát, phải có người trông coi, để xe vào trong nhà, không nên để xe ở sân, trước cửa nhà hay hành lang, rút chìa khóa cất vào nơi an toàn.

- Đối với các hộ gia đình:

+ Cần gia cố các loại cửa, sử dụng các loại khóa có chức năng chống trộm, chống axit để chống cắt phá khóa. Khi đi ngủ cần kiểm tra các cửa ra vào, cửa sổ, các cửa trên tầng, cửa tum, cửa ra ban công, sân thượng. Khi vắng nhà qua đêm, vắng nhiều ngày phải nhờ người trông coi. Nên làm tường rào ngăn chặn việc leo trèo từ cây xanh, trụ điện để đột nhập vào trong nhà, trang bị camera giám sát hoặc chuông báo động chống trộm để quan sát từ xa. Tạo mối quan hệ gắn bó với người xung quanh, phải biết số điện thoại của nhau để hỗ trợ khi cần thiết.

+ Hạn chế hoặc không để tiền mặt, tài sản có giá trị cao như vàng bạc, đá quý… trong nhà cũng như không chia sẻ thông tin, hình ảnh về kiến trúc nhà cửa, tài sản, lịch trình cá nhân khi vắng nhà lên các trang mạng xã hội. 

+ Thường xuyên hướng dẫn người già và trẻ em ở nhà phải khóa, chốt cửa, cổng cẩn thận; tuyệt đối không tự động mở cổng, cửa cho người lạ mặt vào nhà trước khi xác định được là bảo đảm an toàn.

+ Khi phát hiện kẻ trộm vào nhà phải bình tĩnh xử lý, bảo đảm an toàn cho người già, trẻ nhỏ, điện báo cho lực lượng chức năng, hàng xóm, người thân hỗ trợ khi đã đủ điều kiện an toàn; không lập tức hô hoán, truy bắt đối tượng có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.

- Đối với các cơ quan, doanh nghiệp, trường học: Cần bố trí bảo vệ 24/24 giờ, thường xuyên tập huấn chuyên sâu về kiến thức pháp luật và cung cấp thông tin tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn của tội phạm trộm cắp tài sản cho cán bộ, công chức cơ quan nắm được để nâng cao ý thức cảnh giác phòng ngừa tội phạm. Lắp đặt hệ thống giám sát an ninh (camera, hệ thống báo động…) ở những vị trí quan trọng, nơi để tài sản có giá trị cao, xây dựng tường rào, thường xuyên tổ chức tuần tra, canh gác nghiêm ngặt để bảo vệ tài sản.

- UBND xã, phường, thị trấn tổ chức cho các thôn, bản, khu phố tuần tra Nhân dân để phòng ngừa, phát hiện, bắt giữ các đối tượng trộm cắp tài sản; đặt biển cảnh báo ở những nơi công cộng thường xuyên xảy ra mất trộm để mọi người dân cảnh giác phòng ngừa tội phạm trộm cắp.

Công an tỉnh Thanh Hóa kêu gọi toàn thể cán bộ và Nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm nói chung, tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng. Khi phát hiện các thông tin, tài liệu về các đối tượng trộm cắp, tiêu thụ tài sản trộm cắp thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an gần nhất hoặc gọi điện thoại về đường dây nóng Công an tỉnh: 02373.725.725 để lực lượng Công an kịp thời xử lý.

Công an tỉnh Thanh Hóa thông báo đến mọi tổ chức và công dân trên toàn tỉnh để đề cao tinh thần cảnh giác, chủ động bảo vệ tài sản của mình, phối hợp với lực lượng Công an phòng ngừa và đấu tranh quyết liệt với tội phạm trộm cắp tài sản; 

Vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân./.

 

 

Cảnh báo phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng và trộm cắp tài sản

Đăng lúc: 14/06/2022 00:00:00 (GMT+7)

 

Cảnh báo phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Thời gian qua, hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến rất phức tạp, gia tăng với nhiều phương thức thủ đoạn mới, tinh vi và ngày càng đa dạng; đối tượng thường lợi dụng lòng tham, niềm tin hoặc sự sợ hãi của bị hại để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; gây thiệt hại lớn về tài sản, ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân.

Để phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, Công an tỉnh Thanh Hóa cảnh báo như sau:

I. THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG THAM CỦA NGƯỜI DÂN

1. Lừa đảo nhận quà từ nước ngoài

Các đối tượng kết bạn qua Facebook, Zalo... giới thiệu là người nước ngoài để làm quen với bị hại, hứa hẹn chuyển về cho bị hại một món hàng, quà có giá trị lớn. Sau đó bố trí các đối tượng giả danh nhân viên sân bay, hải quan, bưu điện, thuế... liên lạc với bị hại thông báo tiền, hàng đã chuyển về Việt Nam, phải nộp các loại thuế, lệ phí, cước phí… để có thể nhận tiền, hàng hóa từ nước ngoài gửi về, bị hại phải chuyển tiền vào tài khoản tại ngân hàng do chúng cung cấp sau đó ngắt liên lạc, chiếm đoạt tiền. 

2. Lừa tuyển cộng tác viên bán hàng trên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Sen Đỏ...)

Các đối tượng mạo danh nhân viên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Sendo, Lazada…) tuyển cộng tác viên làm các nhiệm vụ chuyển tiền thanh toán các đơn hàng tăng tương tác, doanh số… theo các đơn hàng bất kỳ mà chúng gửi, hứa hẹn trả tiền công và lợi nhuận cao từ 10% đến 30%. Sau khi tạo dựng niềm tin cho bị hại bằng một số đơn hàng giá trị nhỏ thanh toán hoa hồng đầy đủ, chúng yêu cầu bị hại thanh toán đơn hàng giá trị lớn hơn, sau đó đưa ra các lý do người cộng tác vi phạm quy định như lỗi sai cú pháp, vượt quá định mức số tiền thanh toán trong ngày, quá hạn… dẫn đến bị khóa tài khoản và yêu cầu bị hại chuyển thêm nhiều lần tiền để bảo lãnh, xác minh tài khoản… thì mới cho rút lại tiền gốc và lãi. Đối tượng đưa bị hại vào tình trạng muốn lấy lại tiền, tiếc tiền nên phải theo cho đến khi hết khả năng thanh toán thì mới biết bị lừa.

3. Lừa đảo kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo  

Lừa đảo qua kêu gọi người dân bỏ tiền tham gia đầu tư, mua - bán, giao dịch các loại “tiền ảo”, “tiền kỹ thuật số”, “tiền mã hóa” (Bitcoin, Etherum, USDT…) trên các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân (Binary Option - BO), sàn đầu tư ngoại hối… gắn mác giấy phép hoạt động của nước ngoài, kèm theo các lời cam đoan, hứa hẹn lợi nhuận lớn, bảo hiểm vốn… Khi huy động được lượng tiền đủ lớn, các đối tượng chủ sàn sẽ can thiệp làm mất giá trị của đồng tiền ảo, điều chỉnh kết quả giao dịch thắng thua một cách tinh vi hoặc đánh sập hệ thống để chiếm đoạt toàn bộ số tiền của nhà đầu tư.

4. Lừa đảo trúng thưởng

Các đối tượng sử dụng mạng xã hội (Zalo, facebook…) có giao diện giống các công ty, tập đoàn kinh doanh, nhắn thông tin khuyến mại hoặc trúng thưởng đến người sử dụng. Để tạo sự tin tưởng cho nạn nhân, chúng thường tạo ra những chương trình khuyến mại, trúng thưởng có giá trị cao như xe máy SH, điện thoại, ô tô… Sau đó chúng dẫn dụ bị hại truy cập các trang web giả mạo điền thông tin cá nhân như email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng để nhận giải thưởng nhưng nhằm mục đích chiếm đoạt thông tin cá nhân và tiền từ tài khoản ngân hàng hoặc yêu cầu bị hại nộp tiền lệ phí để nhận giải thưởng rồi chiếm đoạt.

II. THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG TIN CỦA NGƯỜI DÂN

1. Lừa đặt cọc mua hàng nhằm chiếm đoạt tài sản

Các đối tượng đăng tin bán ô tô, xe máy, thiết bị điện tử, đồ dùng… trên các trang mạng xã hội (Facebook, zalo,…). Sau khi nhận được tiền đặt cọc bằng hình thức chuyển khoản trước từ người đặt mua hàng, đối tượng không giao hàng hoặc giao hàng giả, sau đó khóa trang mạng, cắt liên lạc, chiếm đoạt tài sản.

2. Chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản cá nhân (zalo, facebook…), mạo danh người thân, người quen để lừa vay tiền, chuyển tiền

Các đối tượng chiếm quyền sử dụng tài khoản Facebook, Zalo của người sử dụng, giả danh chủ tài khoản nhắn tin cho người thân, bạn bè hoặc các mối quan hệ uy tín để vay tiền hoặc nhờ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng (do chúng cung cấp) sau đó chiếm đoạt tài sản.

3. Lừa vay vốn qua mạng

Lợi dụng tâm lý muốn được vay vốn với số tiền lớn, lãi suất thấp, không cần thế chấp tài sản, thủ tục nhanh gọn, các đối tượng đã đăng tin cho vay vốn thông qua các ứng dụng, mạng xã hội như (Zalo, Facebook…). Sau khi tiếp cận được nạn nhân, chúng sử dụng sim, tài khoản thuộc các trang mạng xã hội để hướng dẫn thực hiện thủ tục vay thông qua các ứng dụng tài chính online. Tiếp theo, chúng yêu cầu nạn nhân chuyển tiền nhiều lần vào các tài khoản mà chúng cung cấp với các lý do như chuyển tiền để chứng minh tài chính, nộp tiền thuế khoản vay, chuyển tiền để bảo đảm hồ sơ vay, tài khoản yêu cầu vay bị sai hoặc thiếu thông tin; số tiền vay vượt quá định mức vay… Sau khi nạn nhân chuyển tiền thì các đối tượng nhanh chóng rút tiền khỏi tài khoản, khóa sim, cắt đứt liên lạc nhằm chiếm đoạt tài sản.

III. THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG SỰ SỢ HÃI CỦA NGƯỜI DÂN

1. Mạo danh thông báo của ngân hàng, tổ chức tín dụng để chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản

Đối tượng mạo danh nhân viên ngân hàng để gửi tin nhắn, gọi điện thông báo tài khoản của khách hàng có dấu hiệu hoạt động bất thường, đang bị trừ phí hoặc đăng ký một số dịch vụ mà khách hàng không hề hay biết… dọa khóa tài khoản. Để giải quyết các vấn đề trên, đối tượng hướng dẫn khách hàng truy cập trang web giả mạo ngân hàng, cài đặt ứng dụng do chúng tạo ra nhằm đánh cắp các thông tin tài khoản ngân hàng gồm: Tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP ngân hàng, rồi chúng rút tiền trong tài khoản để chiếm đoạt.

2. Lừa giả danh cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án

Đối tượng giả danh là cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện với nạn nhân thông báo có liên quan đến vụ án hình sự, ma túy, rửa tiền… xuyên quốc gia để gây sức ép, dọa nạt làm người dân hoang mang, làm giả các lệnh bắt giam, khởi tố của Cơ quan Công an để đe dọa nạn nhân, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản do chúng cung cấp để phục vụ công tác điều tra, chứng minh số tiền của bị hại có liên quan đến tội phạm hay không, nếu không sẽ được hoàn trả. Bị hại nghĩ mình không phạm tội nên đã chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng cung cấp hoặc tài khoản do mình tạo ra rồi cung cấp mã OTP cho đối tượng, sau đó bị chiếm đoạt tiền.

3. Lừa thông báo phạt vi phạm hành chính (vi phạm giao thông, nợ cước điện, nước…)

Các đối tượng giả danh nhân viên viễn thông gọi điện thông báo nợ cước viễn thông; nhân viên điện lực gọi điện thông báo nợ cước, dọa cắt điện; giả danh Cảnh sát giao thông gọi điện thông báo phạt nguội, gây tai nạn bỏ trốn… nhưng thực chất, thủ đoạn của các đối tượng là sử dụng phần mềm công nghệ cao (voice over IP - cách gọi sử dụng ứng dụng truyền tải giọng nói qua mạng máy tính), giả số điện thoại trên màn hình, giả số điện thoại công khai của các cơ quan nhà nước để gọi điện đến thuê bao di động, điện thoại bàn của người dân gây hoang mang, lo sợ nhằm khai thác thông tin cá nhân, để người dân cung cấp mã OTP tài khoản ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản.

Trên đây là phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, Công an tỉnh Thanh Hóa kêu gọi toàn thể cán bộ và Nhân dân trên địa bàn nêu cao cảnh giác với các thủ đoạn nêu trên, tuyệt đối không được cung cấp thông tin cá nhân, số thẻ ngân hàng, mã OTP, không chuyển tiền cho người khác khi chưa xác thực. Khi phát hiện các thông tin, tài liệu về các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an gần nhất hoặc gọi điện thoại về đường dây nóng Công an tỉnh: 02373.725.725 để lực lượng Công an kịp thời xử lý, “Vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân”./.

Tuyên truyền, cảnh báo hậu quả, tác hại của tội phạm và tệ nạn ma tuý

Ma túy là hiểm họa của mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Hậu quả, tác hại do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự của đất nước. Ma túy làm hủy hoại sức khỏe dẫn đến mất khả năng lao động, suy thoái giống nòi, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây nhức nhối, ám ảnh xã hội; càng gần ma túy thì càng xa cuộc đời, đến với ma túy là đến với sự hủy diệt.

Vì vậy, phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với tội phạm tệ nạn ma tuý là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.

Hiện nay, có rất nhiều loại ma túy gây nghiện nhanh, mạnh và nguy hiểm, có sức tàn phá sức khỏe tinh thần và thể chất của con người như Heroin, cần sa, ma tuý đá, hồng phiến, thuốc lắc, ketamin, cỏ Mỹ, nước vui, tem giấy, bùa lưỡi... và được đối tượng buôn bán ngụy trang một cách tinh vi; lôi kéo người sử dụng dẫn đến nghiện ngập. Đáng báo động, đối tượng sử dụng ma túy tập trung ở độ tuổi thanh niên, thậm chí đã bắt đầu trẻ hóa đến tuổi vị thành niên và học sinh. Những kẻ buôn bán ma túy thường dụ dỗ học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên bằng cách cho hút không mất tiền, khi đã nghiện sẽ trở thành công cụ để chúng kiếm tiền, dẫn dắt vào con đường: Trộm cắp, cướp giật, mua bán, vận chuyển ma túy trái phép.

Nguy hiểm hơn, hiện nay giới trẻ có quan niệm hết sức sai lầm cho rằng sử dụng các loại ma túy tổng hợp như thuốc lắc, ma túy đá, cỏ Mỹ chỉ gây hưng phấn tức thời nhằm giải trí cho vui, chứ hoàn toàn không gây nghiện. Nhiều trường hợp sử dụng ma túy đá, ma tuý cỏ để vui chơi, chứng tỏ đẳng cấp mà không biết rằng nó có sức tàn phá ghê gớm đến sức khỏe, gây nhiều hệ lụy cho xã hội: Chém giết người vô cớ, cuồng dâm, hoang tưởng, mất kiểm soát hành vi, nặng hơn sẽ mắc bệnh tâm thần, suy kiệt thể chất và suy giảm khả năng tình dục, dẫn đến vô sinh; các cơ quan nội tạng sẽ nhanh chóng suy yếu, kiệt quệ, tàn phá hệ thống dây thần kinh, hủy hoại não bộ…

Nghiện ma túy là nguyên nhân làm gia tăng những tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự. Để có tiền thỏa mãn cơn nghiện, người nghiện không từ một hành vi nào để kiếm tiền kể cả việc phạm tội; Nghiện ma túy làm lây lan đại dịch HIV/AIDS trong cộng đồng qua hành vi tiêm chích ma túy chung bơm kim tiêm và quan hệ tình dục không an toàn do say thuốc lắc và các loại ma túy tổng hợp. 

Đề nghị mỗi người dân hãy tích cực, chủ động nâng cao nhận thức, tuyên truyền cảnh giác trước các thủ đoạn của tội phạm ma túy ngày càng diễn biến phức tạp như: Kích thích tính tò mò, khuyến mãi dùng thử rồi nghiện; Lôi kéo ăn chơi, sành điệu đối với con em các gia đình khá giả về kinh tế; Sử dụng người nghiện lôi kéo, dụ dỗ người khác cùng nghiện với những chiêu trò thưởng hậu hĩnh, giả tạo; Lợi dụng sự kém hiểu biết hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn cần kiếm tiền để mưu sinh cuộc sống mà lợi dụng, dụ dỗ vào buôn bán, vận chuyển ma túy trái pháp luật.

Gia đình là tế bào của xã hội có vai trò quan trọng, quyết định trong công tác phòng, chống ma túy, do đó mỗi gia đình cần tích cực:

(1) Giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma túy.

(2) Đấu tranh với các hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển, tổ chức sử dụng và sử dụng trái phép chất ma túy của thân nhân và của người khác. 

(3) Phát hiện, nhanh chóng cung cấp các thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy cho cơ quan Công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.

(4) Phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma túy; tham gia triệt phá cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.

(5) Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng, phòng, chống tái nghiện. 

(6) Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh.

Vì một xã hội tươi đẹp hơn “Hãy nói không với ma túy”, “Hãy bảo vệ giống nòi trước hiểm hoạ ma tuý”./. 

 

Cảnh báo phương thức, thủ đoạn của tội phạm trộm cắp tài sản

Thời gian qua, tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều, diễn biến phức tạp, chủ yếu là trộm cắp xe máy, trộm đột nhập công sở, trường học, nhà dân, đập phá két sắt, cậy phá tủ, rương để trộm cắp tiền, vàng, tài sản... gây thiệt hại lớn về tài sản, ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân, hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn.

Nguyên nhân chủ yếu là do người dân, người quản lý tài sản chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong quản lý và bảo vệ tài sản của mình như: Không khóa cổ, khóa càng xe máy, để phương tiện ở những nơi không có người trông giữ; cửa nhà, cửa tum khóa bằng các loại khóa không bảo đảm an toàn, thậm chí quên không khóa; các cơ quan, doanh nghiệp, trường học không có lực lượng bảo vệ chuyên trách, không lắp đặt hệ thống giám sát an ninh (camera ghi hình), hệ thống chiếu sáng, tường rào không bảo đảm, không có phương án tuần tra, bảo vệ canh gác, nhất là ban đêm, ngoài giờ...

Để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh, Công an tỉnh Thanh Hóa thông báo:

1. Về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm trộm cắp tài sản

- Trước khi gây án các đối tượng thường di chuyển xung quanh khu vực gây án để nắm tình hình như: Thời gian, thói quen sinh hoạt của chủ tài sản, lối vào, lối ra, nơi gắn camera, thiết bị báo động…

- Lợi dụng sơ hở của người dân chủ quan không khóa cửa khi đi ra ngoài, khi ngủ; để xe trước cửa nhà, cửa phòng trọ, vỉa hè, lề đường không có người trông coi, không khóa cổ, khóa càng; để tài sản có giá trị gần cửa ra vào, cửa sổ…

- Đối tượng thường nhắm đến những hộ gia đình thường xuyên vắng nhà không có người trông coi, hộ gia đình biệt lập không quan hệ với bà con xung quanh, hộ không trang bị hệ thống chống trộm… hướng đột nhập thường là cổng chính, cổng sau, cửa sổ, của tum, ô thông gió…

- Các đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản thường sử dụng kích thủy lực để phá cửa, kìm cộng lực để cắt khóa, đèn khò lửa để cắt khóa hoặc chìa khóa vạn năng, vam phá khóa “chữ T” để bẻ khóa trộm tài sản và sẵn sàng chống trả để tẩu thoát nếu bị phát hiện.

2. Về các biện pháp phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản

Để chủ động phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm trộm cắp tài sản Công an tỉnh Thanh Hóa đề nghị toàn thể cán bộ và Nhân dân nêu cao cảnh giác, luôn chủ động tự quản lý và bảo vệ tài sản của mình. Cụ thể:

- Đối với tài sản là xe máy: Cần trang bị thêm hệ thống chống trộm như khóa bánh, khóa càng, khóa chân chống và khóa điện để chống trộm, lắp hệ thống còi báo động… Chú ý để xe ở những nơi dễ quan sát, phải có người trông coi, để xe vào trong nhà, không nên để xe ở sân, trước cửa nhà hay hành lang, rút chìa khóa cất vào nơi an toàn.

- Đối với các hộ gia đình:

+ Cần gia cố các loại cửa, sử dụng các loại khóa có chức năng chống trộm, chống axit để chống cắt phá khóa. Khi đi ngủ cần kiểm tra các cửa ra vào, cửa sổ, các cửa trên tầng, cửa tum, cửa ra ban công, sân thượng. Khi vắng nhà qua đêm, vắng nhiều ngày phải nhờ người trông coi. Nên làm tường rào ngăn chặn việc leo trèo từ cây xanh, trụ điện để đột nhập vào trong nhà, trang bị camera giám sát hoặc chuông báo động chống trộm để quan sát từ xa. Tạo mối quan hệ gắn bó với người xung quanh, phải biết số điện thoại của nhau để hỗ trợ khi cần thiết.

+ Hạn chế hoặc không để tiền mặt, tài sản có giá trị cao như vàng bạc, đá quý… trong nhà cũng như không chia sẻ thông tin, hình ảnh về kiến trúc nhà cửa, tài sản, lịch trình cá nhân khi vắng nhà lên các trang mạng xã hội. 

+ Thường xuyên hướng dẫn người già và trẻ em ở nhà phải khóa, chốt cửa, cổng cẩn thận; tuyệt đối không tự động mở cổng, cửa cho người lạ mặt vào nhà trước khi xác định được là bảo đảm an toàn.

+ Khi phát hiện kẻ trộm vào nhà phải bình tĩnh xử lý, bảo đảm an toàn cho người già, trẻ nhỏ, điện báo cho lực lượng chức năng, hàng xóm, người thân hỗ trợ khi đã đủ điều kiện an toàn; không lập tức hô hoán, truy bắt đối tượng có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.

- Đối với các cơ quan, doanh nghiệp, trường học: Cần bố trí bảo vệ 24/24 giờ, thường xuyên tập huấn chuyên sâu về kiến thức pháp luật và cung cấp thông tin tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn của tội phạm trộm cắp tài sản cho cán bộ, công chức cơ quan nắm được để nâng cao ý thức cảnh giác phòng ngừa tội phạm. Lắp đặt hệ thống giám sát an ninh (camera, hệ thống báo động…) ở những vị trí quan trọng, nơi để tài sản có giá trị cao, xây dựng tường rào, thường xuyên tổ chức tuần tra, canh gác nghiêm ngặt để bảo vệ tài sản.

- UBND xã, phường, thị trấn tổ chức cho các thôn, bản, khu phố tuần tra Nhân dân để phòng ngừa, phát hiện, bắt giữ các đối tượng trộm cắp tài sản; đặt biển cảnh báo ở những nơi công cộng thường xuyên xảy ra mất trộm để mọi người dân cảnh giác phòng ngừa tội phạm trộm cắp.

Công an tỉnh Thanh Hóa kêu gọi toàn thể cán bộ và Nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm nói chung, tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng. Khi phát hiện các thông tin, tài liệu về các đối tượng trộm cắp, tiêu thụ tài sản trộm cắp thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an gần nhất hoặc gọi điện thoại về đường dây nóng Công an tỉnh: 02373.725.725 để lực lượng Công an kịp thời xử lý.

Công an tỉnh Thanh Hóa thông báo đến mọi tổ chức và công dân trên toàn tỉnh để đề cao tinh thần cảnh giác, chủ động bảo vệ tài sản của mình, phối hợp với lực lượng Công an phòng ngừa và đấu tranh quyết liệt với tội phạm trộm cắp tài sản; 

Vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân./.